×

Những nguyên nhân khiến website WordPress của bạn bị chậm

Những nguyên nhân khiến website Wordpress của bạn bị chậm

Nếu bạn đang sở hữu một trang website, thì bạn có vô vàn những khó khăn trong việc quản lý, cũng như vận hành web. Đối với WordPress cũng vậy, để nó có thể vận hành được trơn tru, thì bạn cần phải làm khá nhiều điều và thiết lập một mớ các chức năng, giúp cho website của bạn vừa an toàn mà lại tránh việc giảm đi hiệu năng và tốc độ của web.
Bài viết này mình sẽ chia sẻ cho những bạn mới tìm hiểu WordPress về những nguyên nhân chủ quan và khách quan, cũng như giải pháp khắc phục cơ bản trong việc website sau khi thiêt lập hoặc đang hoạt động mà lại bị chậm. Về cơ bản đây chỉ là một gợi ý để bạn tìm kiếm thông tin và tự mình tìm cách để khắc phục!

Những nguyên nhân khiến website WordPress của bạn bị chậm

1. Nguyên nhân từ việc lựa chọn nhà cung cấp Hosting, VPS để lưu trữ webiste 

Đây theo mình là nguyên nhân hàng đầu khiến cho trang web của bạn thực sự bị chậm.

Lựa chọn sai gói cước, cấu hình và nhà cung cấp

Để có được một website WordPress, thì bạn cần có Hosting, VPS để lưu trữ nó. Việc lựa chọn một gói cước rẻ thường sẽ đi kèm với cấu hình về core, ram, dung lượng lưu trữ, băng thông, thường sẽ bị giới hạn. Chính vì vậy trang web của bạn về cơ bản sẽ bị chậm cho dù bạn có cố gắng làm cách nào đi chăng nữa cũng không thay đổi được.
Khắc phục:
– Đầu tiên bạn cần lựa chọn một nhà cung cấp phải thực sự uy tính. Ở Việt Nam thì có Azdigi, Tinohost, được cộng đồng đánh giá rất cao về độ uy tính cũng như việc hỗ trợ nhiệt tình khi gặp sự cố hoặc lỗi. Về VPS thì bạn nên lựa chọn 3 nhà cung cấp khá là tốt mà theo mình được biết là rẻ và tốt nhất hiện nay là Vultr, Linode, Digital Ocean.
– Lựa chọn gói cấu hình phải thực sự phù hợp. Nếu bạn muốn có một tốc độ tốt cho web, thì ngay từ đầu bạn cần phải đâu tư cho mình một gói cước tốt, hội tụ đầy đủ các thông số về cấu hình cần thiết, giúp cho website của bạn sau khi được thiết lập sẽ được vận hành trơn tru. Bạn tuyệt đối không nên mua các gói cấu hình giá rẻ, hay được khuyến mãi với giá kịch sàn, vì thông thường nhà cung cấp luôn có cách để rằng buộc bạn từ việc tăng thông số này, nhưng lại giảm đi thông số khác để họ có lợi về giá sau khi khuyến mãi, rồi sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ nhận ra rằng cần phải nâng cấp lên gói khác vì nó không thể sử dụng được.
– Nên lựa chọn các loại máy chủ đời mới, dù cho giá có đắt hơn một chút. Đối với các loại máy chủ đời mới, thường sẽ được trang bị thêm nhiều tính năng để tối ưu và bảo mật hệ thống.

Nhầm lẩn trong việc lựa chọn vị trí đặt máy chủ

Website khi tạo ra thì đều có một mục đích, là tìm kiếm người dùng hay khách hàng, nói ngắn gọn là kiếm traffic. Việc bạn lựa chọn đặt máy chủ lưu trữ ở Việt Nam, nhưng mục đích của bạn lại kiếm traffic ở Mỹ, thì đương nhiên những người ở Mỹ sẽ than phiền với bạn web quá chậm, hoặc đôi khi không thể truy cập được.  
PS: Trước đây khi mới tham gia tìm hiểu làm website, vì muốn tiếp kiệm tiền, mình thường chọn mua máy chủ của nước ngoài và sever đặt tại US, mỗi lần truy cập là ôi thôi, nó chậm muốn đáp luôn cái laptop luôn.
Khắc phục:
– Bạn phải lựa chọn máy chủ lưu trữ web đặt gần với người dùng hay khách hàng của bạn, nếu mục đích của bạn là kiếm người dùng ở Việt Nam, thì bạn nên chọn các nhà cung cấp lưu trữ ở Việt Nam với hệ thông máy chủ trong nước sẽ giúp cho người dùng có thể truy cập nhanh đến trang web của bạn. Còn nếu bạn lựa chọn dịch vụ lưu trữ của nước ngoài, thì khi mua gói cấu hình, phải lựa chọn vụ trí đặt nó gần Việt Nam nhất có thể (như  sever Hồng Kông, Singapo, Nhật Bản…).
– Trường hợp nếu bạn đã lỡ mua máy chủ, sever tại các nước xa Việt Nam, thì bạn có thể sử dụng một số giải pháp khắc phục như dùng DNS Cloudfire với dịch vụ CDN, cũng giúp cho website của bạn tăng tốc một cách đáng kể.

Những nguyên nhân khiến website WordPress của bạn bị chậm

2. Nguyên nhân từ việc lựa chọn nhà cung cấp máy chủ DNS

Thông thường nhà cung cấp tên miền, Hosting của bạn, sẽ có sẵn luôn máy chủ DNS để phân giải tên miền. Khi cài đặt website, thì bạn sẽ lựa chọn một là sử dụng DNS mặc định trong trình quản lý của tên miền, hoặc chuyển máy chủ DNS về Hosting để quản lý luôn. Tuy nhiên những máy chủ DNS của nhà cung cấp tên miền, Hosting không phải lúc nào cũng làm việc tốt và hiệu quả, vì cơ bản máy chủ DNS trong gói của họ, chỉ là một dịch vụ đi kèm, và hoàn toàn miễn phí, những máy chủ DNS này thường không thực sự tốt, dẫn đến quá trình phân giải địa chỉ ip, thành tên miền của bạn, trở nên châm chạp hơn rất nhiều.
Khắc phục: 
– Bạn không nên sử dụng DNS của những nhà cung cấp Hosting, mình đánh giá rằng máy chủ DNS của Hosting thường rất lỡm và truy vấn khá chậm chạp.
– Nên mua tên miền từ những nhà cung cấp úy tính (Namecheap, Godaddy, Google Domain, Porkbun), những nhà cung cấp này thường kèm theo máy chủ DNS khá chất lượng.
– Ngoài ra bạn nên cân nhắc sử dụng máy chủ DNS của Cloudfire, đây được xem là nhà cung cấp bên thứ 3 tốt nhất hiện nay, hiện tại Cloudfire cung cấp cho người dùng cả gói miễn phí và trả phí (nếu có điều kiện một chút, bạn nên sử dụng gói trả phí để không gặp những hạn chế nhé).

Những nguyên nhân khiến website WordPress của bạn bị chậm

3. Nguyên nhân về code theme, plugin, và các tiện ích bên ngoài

Nguyên nhân từ theme

Nếu nói mã nguồn WordPress là linh hồn của website, thì theme bạn đang sử dụng chính là thể xác của nó. Một website WordPress nhanh hay chậm cũng phụ thuộc không nhỏ tới việc bạn đang sử dụng theme nào, và nó có tối ưu hay không. Thường những theme có quá nhiều chức năng, giao diện cầu kỳ sẽ rất nặng, ngược lại, theme có ít chức năng, thiết kế đơn giãn sẽ đem lại tốc độ đáng kể có website của bạn.  Lập trình viên và người dùng, thường nhồi nhét quá nhiều tính năng vào theme, thông qua các dòng lệnh Html, Javascrip, Css, các lệnh này thường dùng để thiết kế các chức năng hiển thị cho theme, tuy nhiên những theme sử dụng quá nhiều lệnh, thì máy chủ và trình duyệt sẽ tốn khá nhiều thời gian để xử lý, dẫn đến chậm web.
Nguyên nhân hay gặp nhất khiến theme bị chậm là việc sử dụng quá nhiều Javascrip và Css, mỗi lần hiển thị là trình duyệt web của người dùng phải tải khá nhiều dẫn đến thời gian tải web bị chậm đi. 
Khắc phục:
– Hạn chế sử dụng quá nhiều Javascrip , Css trên theme của bạn (trường hợp này hay gặp với những bạn tự code theme hoặc tùy biến theme).
– Sử dụng các plugin có chức năng nén code để giảm quá trình máy tính người dùng tải quá nhiều file cùng lúc (có thể sử dụng plugin như WP Rocket sẽ đam lại hiệu quá nén code Javascrip, css khá tốt).
– Tiếp tục sử dụng những plugin có chức năng tạo file cache (đây thực chất là việc khi máy tính người dùng truy cập trang web của bạn, thì trình duyệt sẽ lưu lại file cache về code hiển thị, hình ảnh trên web của bạn trong một khoản thời gian nhất định, và khi người dùng truy cập lại, thì trình duyệt sẽ không tốn thêm thời gian tải lại các file đó) bạn có thể sử dụng những plugin như WP Rocket, W3 Total Cache, LiteSpeed Cache, WP Fastest Cache, WP Super Cache..vv .

Nguyên nhân từ plugin

Ngoài các chức năng mặc định của WordPress, và từ theme bạn sử dụng, thì bạn có thể bổ sung thêm nhiều chức năng khác cho website, thông qua plugin từ kho plugin miễn phí wordpress.org, và trả phí từ kho khác… Với việc sử dụng hạn chế một vài plugin có thể giúp cho website của bạn có thêm nhiều tiện ích cho người dùng, tăng tương tác từ người dùng tới website. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực, thì việc lạm dụng cài và sử dụng quá nhiều plugin, sẽ khiến cho website của bạn trở nên chạm chạp, vì máy chủ cũng như trình duyệt người dùng phải xử lý thêm quá nhiều thông tin ra vào, thường các plugin được lập trình viên viết ra với mục đích sử dụng cho nhiều theme khác nhau, cho nên họ sử dụng rất nhiều câu lệnh để khiến cho plugin đó bắt buộc phải tương thích với nhiều theme, và chính nguyên nhân này khiến cho nó trở nên nặng nề khi bạn cài quá nhiều vào web.
Khắc phục:
– Hạn chế tối đa việc sử dụng plugin, thực sự những chức năng nào cần thiết thì bạn mới phải nên cài.
– Khuyên khích bạn nên sử dụng các câu lệnh được cồng đồng chia sẻ thay cho plugin để tích hợp thêm chức năng vào web, vì những code này sẽ rất nhẹ nhàng so với việc bạn sử dụng plugin.

Sử dụng các tiện ích bên ngoài

Các tiện ích bên ngoài luôn là những chức năng khá ngon để tiếp cận người dùng và khách hàng, nâng cao quản lý và thu thập thông tin của bạn về Website, những tiện ích phải kể đến như: Google Analytics, Google Adsense, Facebook Comment, Facebook Messenger, Facebook Fanpage Widget, Zalo chat..vv. Tuy nhiên đây cũng là nguyên nhân không nhỏ khiến trang web của bạn cực kỳ chậm chạp. Những tiện ích này khi thiết lập thì chỉ cần một đoạn javascrip rất ngắn, thường được gắn vào header hoặc footer của website, vậy nhưng khi nó hoạt động, thì từ đoạn code ngắn đó, nó lại kéo một đống bùi nhùi từ máy chủ của tiện ích về để có thể hoạt động được, và tất nhiên khi kéo quá nhiều như vậy thì trang web của bạn sẽ load load khá lâu, làm giảm đi tốc độ ban đầu.
Khắc phục:
– Hạn chế hoặc tốt nhất là không nên gắn các tiện ích bên ngoài  này vào website của bạn.
– Trường hợp nếu bạn cận sử dụng Facebook Messenger, Zalo Chat..vv, thì nên code một liên kết đến nick chát của bạn, như vậy vừa có thể liên lạc với khách hàng mà lại chẳng cần gắn tiện ích đó.

Kết luận:

Trên đây là những nguyên nhân mà theo mình là những nguyên nhấn chính khiến cho trang web của bạn thực sự bị chậm, bạn nên đọc qua và cân nhắc về những lựa chọn của mình, tránh cho website gặp phải các nguyên nhân nêu trên. Và điều này sẽ ẩn hưởng lớn tới người dùng và khách hàng khi muốn truy cập web.

5529
"Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích, bạn có thể ủng hộ cho tác giả một tách Cafe"
THANH TOÁN ỦNG HỘ
Sacombank
NGUYEN NGOC HOAN
040086597979
Đọc thêm bài khác
×
Chia sẻ trang này tới

Tham gia nhóm để săn mã VPS & Hosing
Tham gia nhóm để săn mã VPS & Hosing
Nhóm này được mình tạo ra nhằm giúp anh em tạo ra một sân chơi mới, để mọi người vừa chia sẻ, vừa trao đổi về các NCC hosting, VPS ngon và chất lượng
Gọi điệnMessengerZalo